KHÂU CƠ MI DƯỚI MI ĐỂ ĐIỀU TRỊ LẬT MI DƯỚI

Bước 1: Chuẩn bị

  • Thăm khám, tư vấn về tình trạng lật mi dưới hiện tại của bệnh nhân cần điều trị.
  • Vẽ đánh dấu vùng mí dưới cần thực hiện phẫu thuật.
  • Thực hiện xét nghiệm cần thiết khi phẫu thuật tê ( thời gian máu chảy, máu đông) hoặc mê, tiền mê ( công thức máu, sinh hóa, điện tim, X quang phổi …) đối với BN không hợp tác hay có tâm lí khi phẫu thuật.
  • Chống chỉ định : các tổn thương mới xuất hiện ( sẹo mi chưa đủ 6 tháng ổn định, liệt dây VII chủa đủ 3 tháng theo dõi ) ; bệnh lí toàn thân không thể phẫu thuật.

Bước 2: Thực hiện

  • Sát trùng vùng cần phẫu thuật bằng dung dịch sát khuẩn.
  • Trải sant phẫu thuật. Chích tê vùng cần phẫu thuật.
  • Rạch da vùng đã đánh dấu. Bóc tách giải phóng vùng cơ mí dưới.
  • Rạch da mở góc ngoài mi, bộc lộ dây chăng mi ngoài, thành ngoài hốc mắt và màng xương.
  • Tạo vạt sụn mi dưới và khâu đính vạt sụn mi dưới vào màng xương bằng chỉ prolene 0.
  • Kiểm tra tình trạng lật mí sau khi tạo hình. Cầm máu khâu da.
  • Kết thúc phẫu thuật.

Bước 3: Hậu phẫu

  • Thăm khám rửa vết thương cách ngày.
  • Uống thuốc theo toa.
  • Cắt chỉ sau 5- 7 ngày.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *